Hướng dẫn lập trình tổng đài KX-TDA 100/200/600, KX-TDA100D, KX-TDE100/200/600 bằng bàn KEY
TỔNG ĐÀI TDA100/200/600, KX-TDA100D, KX-TDE100/200/600 LẬP TRÌNH BẰNG BÀN KEY
* Bàn Key sử dụng đề lập trình phải là loại Digital như KXT7436, KXT7633 và phải gắn ở Port 1 của card DHLC .KXTDA0170
* Những phím thường dùng để lập trình chức năng của tổng đài:
PROGRAM : chuyển hệ thống sang chế độ lập trình
SP PHONE : lật trang màn hình đi tới
REDIAL : lật trang màn hình đi lui
AUTO ANSWER : lựa chon chế độ
AUTO DIAL : lưu giá trị khi lập trình
FWDDND : di chuyển con trỏ tới
CONF : di chuyển con trỏ lui
HOLD : kết thúc lệnh khi lập trình xong một chức năng
Các lệnh lập trình
- Không nhấc máy bấm Program → Program no → *#1234 (1234 là Password mặc định lập trình hệ thống) → màn hình , hiện “Sys-Pgm No”→ nhập mã lệnh lập trình dưới đây:
1. Ngày giờ hệ thống:
- Lệnh 000 → Date amp; time set →Enter → Y-M-D (nhập số liệu năm [00→99], tháng [01→ 12] ngày hiện hành [01→ 31])→ Store → Next→ HH [01→ 12] – MM [01→ 60] → (Nhập giờ và phút hiện hành) → Store (lưu) →Hold (Thoát)
2. Chuyển đổi chế độ ngày đêm: (Tự động hay nhân công)
- Lệnh 101 → Time service → Enter → bấm Select (ManualAuto) → (chọn Manual là chế độ nhân công, chọn Auto là chế độ tự động) → Store → Hold
3. Xác lập thời gian biểu:(Lịch chuyển ngày đêm tự động)
- Lệnh 102 → Time service Tbl → Enter → Day No → Enter → (Sun→ Sat chọn từ CN đến Thứ 7) → Enter → Time No (bấm số 1 cho chế độ “Day-1” nhập giờ bắt đầu từ buổi sáng, bấm số 2 cho chế độ “Lunch” giờ bắt đầu buổi trưa, bấm số 3 cho chế độ “Day-2” nhập giờ bắt đầu buổi chiều, “Night” nhập giờ bắt đầu đêm) → Store → Hold
4. Khai báo kết nối trung kế (CO):
- Lệnh 400 → CO connection → Enter→ Slot no (vị trí card trung kế)→ Enter → Port no (vị trí CO hay Port trung kế)
→ Bấm Select để chọn Connect (kết nối) hay No connect (không sử dụng)
tương ứng với đường trung kế dùng trong tổng đài → Next → Port no tiếp theo → Store → Hold
5. Đổi số nội bộ:(Số máy nhánh):
Số máy nhánh có thể là 3 hoặc 4 kí tự tùy thuộc vào khai báo số dẫn đầu (phần đầu của một số nội bộ).
Nếu số dẫn đầu từ 0→ 9 thì số nội bộ là 3 kí tự như 101,201,301…,
số dẫn đầu là 00→ 99 thì số nội bộ là 4 kí tự như 1001,7777…
Mặc định các số dẫn đầu có 1 chữ số và số nội bộ có 3 chữ số
- Lệnh 100 để thay đổi số dẫn đầu
- Lệnh 003 để thay đổi số máy nhánh
* Lệnh 100 → Flex numbering → Enter → Location → Khai báo số dẫn đầu[0 → 9] hoặc [00→ 99] , từ vị trí [1 → 16] → Store → Hold
* Lệnh 003 → Extention Number → Enter → Extention no → Enter → Current Ext No
(số mấy nhánh hiện thời) →New Ext No (số máy nhánh mới cần đổi) → Store → Next Ext No (số máy nhánh tiếp theo cần đổi) → Store→ Hold
6. Xác lập Operator: (Bàn trực)
- Lệnh 006 →Enter →System Operator →Enter →Time No(số=Day,số 2 = Night, số 3 =Lunch, số 4 = Breakchọn chế độ tương ứng cho máy Operator)→Ext no(số máy nhánh được gán làm Operator)→ Store→Hold
7. DSS: (Bàn giám sát)
- Lệnh 601 → DPT Property → Enter → Slot No → Enter → Port No (chọn port để gắn DSS) → Select → Dss Cnsl → Store → Hold
- Lệnh 007 → DSS Console → Enter → DSS no → Enter → Nhập ext (máy nhánh đi cùng với bàn DSS) → Store → Hold
8. Đổ chuông :
Mặc định tất cả CO đổ máy nhánh Operator
Nhóm các máy lại nếu muốn đổ nhiều máy. Các nhóm này cũng được đánh số như số máy nội bộ
- Lệnh 620. Đưa những máy nào muốn đổ chuông vào cùng một nhóm theo số nổi.
- Lệnh 622: Xác định số nổi của nhóm (ICD Group Number). Mặc định có 64 nhóm:
từ nhóm 1 đến nhóm 64 tương ứng với số nổi là [601 → 604].
- Lệnh 621: Chọn trễ chuông hoặc đổ cùng một lúc cho từng máy trong nhóm ICD group.
- Lệnh 450: Chọn đổ chuông cho ngày, đêm , trưa cho từng CO.Đổ chuông một máy thì nhập số máy nhánh.
Đổ chuông nhiều máy thì nhập số của nhóm.
* Lệnh 620→ ICD group Member→ Enter→ ICD Group No[01→ 64]
chọn ICD Group để khai báo máy đổ chuông từ [1 → 64] → vị trí các máy đổ chuông [01 → 32]
tối đa 32 máy đổ chuông trong một ICD Group → nhập số máy nhánh → Store
→ nhập ví trí tiếp theo để thêm máy nhánh tiếp theo →Store →Hold
* Lệnh621 : →Delayed Ring→Enter →ICD Group →chọn ICD Group [01→ 64] tương ứng với ICD Group trong lệnh 620 →Enter → chọn chế độ Delay cho từng máy nhánh trong ICD Group → Store → Hold
* Lệnh 450 : → DIL 1:1 Ring →Enter →Time mode bấm số 1 =Day, 2 =Lunch, 3 = Break, 4 = Night → Slot No → Enter → Port No (chọn port CO)→ Ext nhập số máy cần đổ chuông hoặc nhập số nổi của ICD group đổ chuông ở lệnh 620 [601→ 664] →Store →Hold
9. Nhóm Hunting – Nhóm trượt: (Tạo nhóm tìm máy rỗi đổ chuông)
- Lệnh 680: Chọn kiểu Hunting cho nhóm Hunting Group, có 64 nhóm từ [1→64]. Nhóm này không đánh số như ICD Group
- Lệnh 681: Cho những máy nhánh vào nhóm, tối đa có 16 máy đổ chuông trong một nhóm.Muốn đổ chuông trượt ta lập nhóm Hunting rồi cho đổ chuông vào 1 máy nào đó trong nhóm, lệnh 450.
* Lệnh 680 → Hunt group type → Enter → Hunt Group [01→ 64] →bấm Select chọn 1 trong 2 chế độ Terminate (chế độ đổ chuông đầu cuối) và Cicular (chế độ đổ chuông xoay vòng) →Store →Hold
* Lệnh 681 → Hunt Group Member → Enter → Hunt Group [01→ 64] chọn Group tương ứng với lệnh 680→ cho các Ext (máy nhánh) vào nhóm → Store → Hold
10. Chế độ DISA :
Khi người gọi vào trên đường CO (trung kế) sử dụng chế độ DISA thì sẽ nghe phát ra bản tin (OGM) sau đó người gọi có thể bấm số nội bộ trực tiếp muốn gặp (nếu biết), nếu không bấm gì cuộc gọi chuyển về máy Operator.
Các bản tin DISA (OGM - lời chào) cũng được đánh số như số nội bộ.
- Lệnh 450 : Nhập số nổi của từng OGM (bản tin)cho các trung kế (có 64 số nổi cho 64 lời chào: 501 → 564. Nếu muốn dùng bản tin DISA nào cho đường trung kế thì nhập số nổi của OGM đó trên trung kế đó.
- Lệnh 730: Chọn số nổi OGM: OGM 1 → OGM 64 có số nổi là 501→ 564.Nếu muốn đổi số nổi bản tin thì đổi như đổi số máy nhánh, có thể xoá đi (nếu không dùng) để đánh cho số máy nhánh
- Lệnh 209: Chọn lại thời gian trễ khi phát lời chào. Mặc định là 5 giây (Chỉnh lại thành 0 giây)
Khi lời chào chưa được ghi âm thì tổng đài cho đổ chuông vào máy nhánh Operator.
* Lệnh 450 :→ Dil 1:1 Ring → Enter → Time mode (nhập số1 = Day, 2 = Lunch, 3 = Break, 4 = Night) → Slot No →Enter →Port No (chọn Port trung kế trên Card trung kế cần sử dụng DISA→ nhập số nổi của bản tin DISA theo OGM No [501→ 564] → Store → Hold
* Ghi âm lời chào (OGM): Từ bàn lập trình nhấc máy bấm mã *361 → nhập số nổi của lời chào (ví dụ mặc định lời số 01 có số nổi là 501 ta bấm 501) → Chờ nghe tiếng TUT thì đọc lời chào→ Đọc xong bấm Store hoặc gác máy
Muốn nghe lại bấm mã *362 + số nổi lời chào. Muốn xóa lời chào thì bấm mã *360 + số nổi lời chào
- Lệnh 209 → Enter → Nhập thời gian trễ (để 0 giây) → Store →Hold
11. Giới hạn đầu số gọi :
Có 3 bước lập trình
- Lệnh 301 : Tạo các mức cấm khác nhau bằng cách khai bao các đầu số cấm vào các Level ( từ Level 2→ Level 6 ). Mặc định Level 1 là không cấm gì Level 7 là cấm tất cả không thể thay đổi được
- Lệnh 501: Tạo các quy định hạn chế đêm ngày (COS). Tức là đưa các Level vào các COS. Mặc định COS 1 → COS 7 đã tương ứng với Level 1 đến Level 7 cả ngày lẫn đêm.
- Lệnh 602 : Đưa Ext (máy nhánh) vào COS cần giới hạn cuộc gọi
* Lệnh 301 → TRS code → Enter → Level no → Chọn Level [2→6] → Location [001→ 100] → Enter → Nhập mã cấm vào các vị trí từ [1→ 100] →Store → Next → Vị trí tiếp theo nhập mã cấm tiếp →Store →Hold
* Lệnh 501 → TRS Level → Enter → Time mode → Nhập buổi 1 = Day, 2 = Lunch, 3 = Break, 4 = Night → Cos no → nhập COS [cos 1→ cos 64] → Level no chọn Level cho COS [1→ 6] → Store → Next → COS tiếp theo → Store → Hold
* Lệnh 602 → Class of service → Enter → Ext no (nhập số máy nhánh) → nhập COS cho Ext vào COS tương ứng ở lệnh 501 ở trên → Store → Hold
12. Cho phép Call Forword to CO .
Chú ý rằng chức năng này thực hiện thông qua COS vì vậy sẽ liện quan trực tiếp đến phần giới hạn đầu số gọi và các chức năng khác thực hiện thông qua COS.
- Lệnh 504 → Call FWD to CO → Enter → Cos No (nhập COS bắt kì từ [1→ 64] với chế độ cho phép hay không cho phép Call FWDlà Anable hoặc Disable) → Store → nhập COS tiếp theo nếu cần →Store → Hold
- Lệnh 602 → Class of service → Enter →Ext No (nhập số máy nhánh) → nhập COS (cho máy nhánh vào COS tương ứng với lệnh 504 ở trên) → Store→ Hold
13. Cho phép Call Transfer to CO
Chú ý rằng chức năng này thực hiện thông qua COS vì vậy sẽ liện quan trực tiếp đến phần giới hạn đầu số gọi và các chức năng khác thực hiện thông qua COS.
- Lệnh 503 → Transfer to CO → Enter → Cos No (nhập COS bất kì từ COS1→COS 64 với chế độ cho phép hay không cho phép Transfer to CO chọn Anable hoặc Disable) → nhập COS tiếp theo nếu có →Store → Hold
- Lệnh 602 → Class of service → Enter → Ext no (nhập số máy nhánh) → nhập COS (cho máy nhánh vào COS để sử dụng trong lệnh 503 ở trên → Store → Hold
14. Giới hạn thời gian gọi ra :
Máy con trong tổng đài chỉ đàm thoại với thuê bao ở ngoài với thời gian quy địnhChú ý rằng chức năng này thực hiện thông qua COS vì vậy sẽ liên quan trực tiếp đến phần giới hạn đầu số gọi và các chức năng khác thực hiện thông qua COS.
- Lệnh 502: Chọn Enable hoặc Disable cho từng COS sử dụng chế độ giới hạn thờigian gọi.
- Lệnh 472: Chọn thời gian giới hạn gọi ra, hết thời gian này máy nhánh sẽ khôngtiếp tục cuộc đàm thoại.
- Lệnh 602: Đưa những máy nhánh nào giới hạn vào COS tương ứng với lệnh 502.
* Lệnh 502 → CO durat.limit → Enter → Cos no → Enter → Nhập COS để giới hạn thời gian gọi ra → Chọn Disable (không giới hạn) hoặc Anable (có giới hạn) → Store → Next → chọn COS tiếp theo nếu cần → Store → Hold
* Lệnh 472 → Ext-Co Duration →Enter →Trunk grp→Enter→ Nhập nhóm trung kế (mặc định tất cả các trung kế ở nhóm 1) → Nhập thời gian cần giới hạn (từ 1 phút cho đén 60 phút) → Store → Next → Trunk group tiếp theo nếu cần → Store → Hold
* Lệnh 602 → Class of service → Enter → Ext no (nhập số máy nhánh) →Nhập COS (cho máy nhánh vào COS tương ứng với lệnh 502 ở trên → Store → Hold
15. Account Code :
Bình thường máy nhánh sẽ không thực hiện được cuộc gọi bị giới hạn, nếu có mãAccount thì mới thực hiện được..(Mục 11) Mã code gồm 2 phần được định nghĩa tương ứng bằng 2 lệnh 120 và 122. Ví dụ ở vị trí 1 ở lệnh 120 ta đặt là 01, vị trí 1 ở lệnh 122 ta đặt 567, khi đó ta được 1 mã là 01567
- Lệnh 508: Lựa chọn kiểu sử dụng mã. Có 2 kiểu sử dụng mã. Kiểu Option là tùy chọn ta chỉ dùng mã khi gọi các cuộc gọi bị cấm. Kiểu Forced là bắt buộc khi nào gọi cũng phải sử dụng mã
* Lệnh 508 → Accuont code mode → Enter → Cos no (chọn COS dùng account code từ [1 → 64]) → Select (Option /Forced) → Store → COS tiếp theo nếu cần → Store → Hold
* Lệnh 120 → Toll verify code → Enter → Location no [1-1000] → Verified code (mã code có thể có từ 1 → 4 chữ số) → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold
* Lệnh 122 → Enter → Location no [1→ 1000] → Pin (mã pin tối đa 10 chữ số) → Store → Location no tiếp theo →Store → Hold
16. Nhận tín hiệu dảo cực:
Tín hiệu đảo cực để xác định chính xác thời gian đàm thoại cho ra bản tính cước chính xác.Lập trình mục này khi đã chắn chắn đã đăng kí dịch vụ đảo cực với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại.
* Lệnh 415 → Reverse detect → Enter → Slot (vị trí card trung kế) → Enter→ Port no (cổng trung kế cần đảo cực) → Enter → Disable (không đảo cực),outgoing (đảo cực hướng gọi ra), both call (đảo cực hướng gọi ra và gọi vô)→ Store → Next → Port no tiếp theo → Store → Hold
17. ARS chế độ tự động chèn dich vụ 171, 177, 178, 179 khi gọi liên tỉnh quốc tế
- Lệnh 320 : Chọn chế độ ARS
- Lệnh 321: Cho mã tỉnh (các đầu số) vào dùng dịch vụ ARS
-Lệnh 322: Chọn kế hoạch chèn số cho từng mã tỉnh theo thời gian. Có 16 bảng thời gian khác nhau, mỗi bảng có 4 khoảng thời gian (A, B, C, D) có thể thay đổi được.Với mỗi khoảng thời có thể chèn các mã dịch vụ khác nhau
- Lệnh 330: Định nghĩa các bảng thời gian sử dụng dịch vú
- Lệnh 331-346: Chọn thứ tự ưu tiên các mã dịch vụ ở lệnh 353 cho từng Plan cho từng khoảng thời gian từ Plan 1 → Plan 16. Mặc định Plan 1→ Plan 10 ưu tiên mã dịch vụ tương ứng từ thứ nhất → thứ 10, các Plan chưa đặt.
- Lệnh 353: Nhập đầu số dịch vụ cần chèn. Tối đa 10 mã dich vụ
* Lệnh 320 → Enter → Select (OF: không dùng, Idle line: line rỗi, All accesss tất cả các line → Store → Hold
* Lệnh 321 → Enter → Location no [1→ 1000] → Leading no (mã tỉnh cần chèn dịch vụ, tối đa 10 kí tự) → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold
* Lệnh 322 → Enter → Location no [1→ 1000] tương ứng với vị trí từ 1-1000 ở lệnh 321 → Plan table no [1→ 16] → Store → Location no tiếp theo → Store → Hold
* Lệnh 330 → Enter → Plan table no [chọn Plan từ 1→ 16] →Day no (các ngày trong tuần 0:sun, 1:mon, 2:tue, 3:wed, 4:thu, 5:fri, 6:sat) → ARS time no (các khoảng thời gian trong ngày 1:time A, 2:time B, 3:time C, 4:time D) → Chọn giờ bắt đầu các khoảng thời gian trong ngày) → Store → Khoảng thời gian tiếp theo → Store → Hold
* Lệnh 331 - 346 → Enter → Day no (nhập các ngày trong tuần 0:sun ,1:mon, 2:tue, 3:wed, 4:thu, 5:fri, 6:sat) → ARS time no (các khoảng thời gian trong ngày tương ứng lệnh 330 1:time A, 2:time B, 3:time C, 4:time D) → Priority (chế độ ưu tiên sử dụng dịch vụ ARS từ ưu tiên 1→ ưu tiên 6) → Carrier table no (mã chèn dịch vụ theo vị trí từ [1 → 10] vị trí tương ứng trong lệnh 353 ARS Carrier table no) → Store → Hold
* Lệnh 353 → Enter → Carrier table no[1→ 10] → Carrier access code (nhập mã chèn dich vụ như 171,177,178 …) → Store → Carrier table no tiếp theo → Store → Hold
18. Dect Phone :
Trạm phát gắn được trên Card DHLC, chỉ dùng hai dây Data và chiếm 1 port trên card DHLC
Máy Dect có thể dùng loại KX-TCA255 hoặc các loại DECT.
* Lệnh 690 →PS No → thứ tự tay con (PS) [001→ 128] → Ext no (nhập số cho máy DECT giống như số của Ext khác, không trùng với những số đã dùng) → Tiếp tục thực hiện trên máy con Handset → Nhấn phím khoản 2 giây để mở nguồn → nhấn menu “?” hoặc “ ” → chọn mục “ Setting HS “ →nhấn “?” hoặc “” → chọn mục “ Registration” → Nhấn “?” hoặc “” → “Register HS” → Nhấn “?” hoặc “”→ nhập mã Pin ( 1234 ) → Nhấn “?” hoặc “”.
19. Chế độ cổng com RS-232C
Giải pháp hệ thống ELV System Giải pháp chuông báo giờ tự động Giải pháp kiểm soát ra vào Giải pháp âm thanh thông báo Giải pháp an ninh - báo động Giải pháp cổng từ an ninh Giải pháp camera quan sát Giải pháp mạng LAN, WIFI Giải pháp cảnh báo va chạm Giải pháp tổng đài điện thoại Giải pháp nhà thông minh Cổng tự động, cửa tự động Giải pháp điện mặt trời Giải pháp chuông gọi phục vụ